Hiện nay các cá nhân, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp đang còn gặp vướng mắc trong việc nộp thuế dẫn đến nộp thuế chậm. Chính vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin quy định về các mức xử phạt chậm nộp tiền thuế cũng như cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế.
1. Các trường hợp bị phạt chậm nộp tiền thuế
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế gồm:
- Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định về việc xử lý của cơ quan quản lý thuế;
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
- Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
- Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
- Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
- Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.
2. Các trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền thuế
Căn cứ khoản 5 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các trường hợp không tính tiền chậm nộp tiền thuế, cụ thể như sau:
- Người nộp thuế cung ứng dịch vụ, hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách chưa thanh toán.
- Hàng hóa phải giám định, phân tích để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả giám định, phân tích
- Hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chưa có giá chính thức.
- Hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thì không phải nộp tiền chậm nộp trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
- Chưa tính tiền chậm nộp với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019.
Căn cứ theo khoản 8 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng. Theo quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế 2019, trường hợp bất khả kháng bao gồm:
- Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
- Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm: Khóa học HOÀN THUẾ VÀ THANH KIỂM TRA QUYẾT TOÁN THUẾ
3. Mức phạt chậm tiền thuế và cách tính tiền phạt nộp thuế
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mức tính tiền chậm nộp tiền thuế và thời gian tính tiền chậm nộp như sau:
- Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
- Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Như vậy, tiền chậm nộp tiền thuế được tính theo công thức sau:
Số tiền phạt chậm nộp tiền thuế = Số tiền chậm nộp thuế x 0,03% x Số ngày nộp chậm |
Ví dụ: Công ty TNHH ABC nộp Tờ khai thuế GTGT quý 2/2022 vào ngày 30/7/2022 (tờ khai thuế nộp đúng thời hạn), theo số liệu trên Tờ khai đó thì công ty phải nộp 150 triệu đồng tiền thuế GTGT quý 2. Tuy nhiên công ty chưa nộp số tiền thuế GTGT đó mà chỉ nộp Tờ khai thuế.
Theo quy định thời hạn nộp tiền thuế GTGT quý 2/2022 chậm nhất là ngày 30/7/2022. Nhưng đến ngày 20/8/2022 công ty mới nộp thuế GTGT quý 2.
Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày 1/8/2022 (từ ngày tiếp theo ngày phát sinh) đến ngày 19/8/2022 (đến ngày liền kề trước ngày nộp tiền thuế) là: 19 ngày
Như vậy, số tiền phạt chậm nộp tiền thuế là:
150.000.000 x 0,03% x 19 = 855.000
Mức phạt chậm nộp tiền thuế mới nhất từ ngày 1/7/2016 trở đi quy định như sau:
- Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 1/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính ở mức 0.03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
- Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 1/7/2016 nhưng sau ngày 1/7/2016 vẫn chưa nộp thì được tính như sau:
- Trước ngày 1/1/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13: số ngày chậm nộp < 90 ngày là 0.05%, từ ngày 91 trở đi là 0.07%/ngày.
- Từ ngày 1/1/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13: 0.05%/ngày.
- Từ ngày 1/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0.03%/ngày.
4. Cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế
- Trước ngày 1/1/2015, mức tiền phạt chậm nộp tiền thuế được tính như sau:
- Số ngày chậm nộp < 90 ngày:
Số tiền phạt = số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp. |
- Số ngày chậm nộp > 90 ngày:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.07% X (Số ngày chậm nộp – 90 ngày). |
- Từ ngày 1/1/2015, mức tiền phạt chậm nộp tiền thuế được tính như sau:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp |
- Từ ngày 1/7/2016 trở đi, mức tiền phạt chậm nộp tiền thuế được tính như sau:
Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.03% X Số ngày chậm nộp. |
Ví dụ 1: Công ty H nợ 100.000.000đ tiền thuế GTGT, có hạn nộp là ngày 20/6/2019. Công ty H nộp 100.000.000đ vào ngày 30/6/2019, số ngày chậm nộp được tính từ 20/6/2019 đến ngày 30/6/2019.
- Từ ngày 20/6/2019 đến 30/6/2019 số ngày chậm nộp là 10 ngày:
100.000.000 x 0.03% x 10 = 300.000 đồng.
Ví dụ 2: Công ty D nợ 90.000.000đ tiền thuế, có hạn nộp là 1/3/2015. Công ty B nộp 90.000.000đ vào ngày 30/6/2016, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 1/3/2015 đến ngày 30/6/2016 là 486 ngày, từ ngày 1/8/2017 đến ngày 30/8/2017 là 30 ngày.
- Từ ngày 1/3/2015 đến 30/6/2016 số ngày chậm nộp là 486 ngày:
90.000.000 x 0.05% x 486 = 21.870.000 đồng.
- Từ ngày 1/8/2017 đến 30/8/2017 số ngày chậm nộp là 30 ngày:
90.000.000 x 0.03% x 30 = 810.000 đồng.
- Số tiền phạt chậm nộp của Công ty D là:
21.870.000 đồng + 810.000 đồng = 22.680.000 đồng.
Trên đây là quy định về mức xử phạt vi phạm chậm nộp tiền thuế. Hy vọng những thông tin mà Học viện TACA cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ về các quy định và cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế.

Tôi là Huỳnh Công Thịnh từng là sinh viên xuất sắc của khoa Công nghệ thông tin, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông TP Hồ Chí Minh, được Microsoft phong tặng danh hiệu MVP năm 2009 vì những đóng góp cho cộng đồng người dùng hệ điều hành Windows.