Những kiến thức cần biết về kế toán xây dựng

Kế toán xây dựng bao gồm những công việc gì? Quy trình hạch toán kế toán xây dựng được thực hiện ra sao? Kế toán xây dựng có những đặc thù nào?

Hạch toán chi phí xây dựng được xem là một công việc khó khăn. Bởi chi phí xây dựng là một khoản chi mang tính biến thiên rất khó xác định. Do đó công việc kế toán doanh nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững các kiến thức chuyên môn. Sau đây hãy cùng Học viện TACA tìm hiểu về những điều cần biết về kế toán xây dựng.

ke toan xay dung

Các đặc thù của kế toán xây dựng 

Mỗi ngành nghề đều sẽ có đặc thù riêng và ngành kế toán xây dựng cũng vậy. Để hoàn thành tốt công việc, kế toán viên cần phải hiểu rõ những đặc thù riêng này. Các đặc thù của kế toán xây dựng:

  • Ngành xây dựng có một đặc điểm chung là nhận thầu theo công trình. Tuy nhiên mỗi công trình là không giống nhau, chẳng hạn: công trình xây dựng công cộng, nhà ở, nhà máy, khu công nghiệp…
  • Thông thường điều khoản nghiệm thu thanh toán trong hợp đồng công trình sẽ được chia ra thành nhiều giai đoạn. Do đó, sau khi trúng thầu công trình kế toán căn cứ vào dự toán công trình để dự chi chi phí, nguyên liệu.
  • Mỗi hạng mục công trình đều phải kèm theo dự toán chi phí riêng. Công việc của kế toán viên là phải bóc tách chi phí của mỗi công trình sao cho phù hợp với mục chi phí và dự toán lúc ban đầu.
  • Thông thường giá thành chi tiết của công trình sẽ được chia thành nhiều hạng mục, gói thầu và công trình con. Chính vì thế mà kế toán viên có thể tính giá thành công trình mẹ bằng cách tổng hợp những giá thành chi tiết. Lưu ý là hóa đơn xuất ra phải phù hợp với bản dự toán ban đầu.
  • Các công trình thường có thời gian thi công kéo dài nên kế kế viên cần theo dõi để nắm rõ các chi phí phát sinh, bao gồm cả chi phí dở dang trong từng giai đoạn của công trình.
  • Công việc nghiệm thu và xuất hóa đơn phải được thực hiện ngay khi công trình hoàn thành. Ngay cả khi khách hàng chưa thực hiện thanh toán để ghi doanh thu đúng thời điểm thì vẫn phải nghiệm thu và xuất hóa đơn.

Những công việc mà kế toán xây dựng cần phải làm

ke toan xay dung

Sau khi doanh nghiệp nhận công trình xây dựng thì kế toán sẽ làm việc theo quy trình như sau:

  • Lên bản dự toán chi phí công trình.
  • Tiến thành thực hiện các công việc để bóc tách nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao hay bán thầu phụ…
  • Ghi lại giá trị lũy kế phát sinh đồng thời nghiệm thu thanh toán cho từng giai đoạn.
  • Khi công trình hoàn thành thì tiến hành tính giá thành và ghi nhận tổng doanh thu cũng như lãi lỗ của công trình.
  • Sau đó khi nghiệm thu toàn bộ sẽ thực hiện nhiều công việc khác như thanh lý, đối chiếu với dự toán ban đầu, đối chiếu công nợ…

Hiện nay, kế toán xây dựng có vị thế không quá cao so với những ngành khác. Vì thế, để trụ vững trong nghề đòi hỏi kế toán viên phải nắm vững các kiến thức chuyên môn và vận dụng thuần thục chúng. Các công việc kế toán xây dựng cần phải làm:

  • Luôn theo dõi, căn cứ vào dự toán để hỗ trợ đưa nguyên vật liệu vào công trình sao cho khớp với dự toán mà vẫn đảm bảo đúng tiến độ thi công.
  • Giám sát chi phí máy thi công của công trình.
  • Giám sát chi phí chung phục vụ cho công trình.
  • Khi hạng mục công trình được nghiệm thu thì lập, phân bổ chi phí cũng như tính giá thanh toán.
  • Thực hiện báo cáo nguyên vật liệu, kế toán và thuế theo tháng, quý.
  • Lập báo cáo tài chính cuối năm đồng thời quyết toán thuế theo đúng quy định pháp luật.
  • Sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán một cách khoa học, đặc biệt chú ý đến các chứng từ phát sinh, biên bản nghiệm thu từng giai đoạn công trình, nghiệm thu toàn bộ công trình và thanh lý hợp đồng.
  • Đối chiếu tính phù hợp giữa dự toán và chi phí thực tế. Ngoài ra còn phải đối chiếu chứng từ đầu vào với chi phí phát sinh thực tế để đảm bảo cân đối đầu vào.
  • Là chủ thể đại diện doanh nghiệp để làm việc với cơ quan nhà nước khi có yêu cầu.

Xem thêm: Học kế toán online

Những kinh nghiệm hữu ích khi làm kế toán xây dựng

Đọc hiểu các điều khoản trong hợp đồng xây dựng

ke toan xay dung

Kế toán xây dựng là chủ thể thực hiện dự toán chi phí của công trình để tiến hành các công việc sau đó. Chính vì tầm quan trọng này mà đọc hiểu hợp đồng là điều không thể thiếu nếu muốn công việc diễn ra suôn sẻ. 

Khi đọc hiểu hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp và đối tác đầu tư, kế toán viên cần nắm được các thông tin sau: giá trị tổng công trình, thời hạn hoàn thành công trình, thời gian bảo hành, phương thức và thời hạn thanh toán công trình…

Nắm được chi phí của tổng dự án

Sau khi nhận công trình và thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để bóc tách nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao… thì kế toán buộc phải nắm được chi phí tổng thể của công trình và theo sát trong từng giai đoạn thi công.

Những chi phí tổng dự án cần hiểu rõ là:

  • Chi phí tổng quát của toàn bộ công trình
  • Dự toán chi phí công trình cùng hệ thống hạng mục công việc
  • Bảng phân tích đơn giá để ghi nhận đơn giá của nhân công, vật tư và máy ti công
  • Nhân công để làm căn cứ giá nhân công

Biết cách thực hiện việc bóc tách chi phí dự toán

ke toan xay dung

Kế toán xây dựng cần xác định những chi phí nào cần bóc tách để có thể tính chi phí dự toán cho từng khoản. Điều này giúp cho quá trình hạch toán sau này được thực hiện dễ dàng và thuận lợi hơn. Các chi phí cần bóc tách: chi phí nguyên vật liệu (theo phương thức trực tiếp), chi phí nhân công trực tiếp, các khoản chi phí chung và các chi phí về nguyên vật liệu gồm dầu, nhớt, chi phí ca máy…

Nắm được các hồ sơ và chứng từ kế toán trong xây dựng

Đặc trưng của xây dựng là công trình thường kéo dài và được nghiệm thu theo từng giai đoạn. Điều này đòi hỏi kế toán phải nắm vững thủ tục và chứng từ của mỗi giai đoạn để hoàn thành hồ sơ kế toán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Kế toán cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ sau:

  • Hợp đồng thi công công trình, hợp đồng thuê thầu phụ, hợp đồng nhân công…
  • Bản dự toán của phòng kỹ thuật
  • Hóa đơn đưa vào của nguyên vật liệu
  • Biên bản nghiệm thu của từng giai đoạn và nghiệm thu toàn bộ công trình
  • Biên bản đối chiếu công nợ cùng giấy đề nghị thanh toán và nhiều giấy tờ cần thiết khác. Thực hiện xuất hóa đơn đầu ra sau khi nghiệm thu công trình để khai báo thuế đúng quy định pháp luật
  • biên bản xác nhận thanh lý hợp đồng

Nhạy bén, linh hoạt khi xử lý các tình huống phát sinh

Khi phát sinh các tình huống không mong muốn, kế toán viên cần linh hoạt trong cách làm việc để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng tránh làm ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp. 

Để trở thành một kế toán xây dựng xuất sắc ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn thì cần rèn luyện các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, khả năng chịu đựng áp lực…

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản về kế toán xây dựng mà Học viện TACA muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về ngành kế toán xây dựng cũng như vận dụng lý thuyết vào thực tế để hoàn thành tốt công việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *